Đậm đà bún ốc Hà thành
Khi những chuyến tàu vận hành liên tục cả ngày lẫn đêm, tại các ga ngầm và trên cao, nhân viên nhà ga metro luôn túc trực ở nhiều điểm để hướng dẫn hành khách di chuyển.Ghi nhận tại metro số 1, trong những ngày qua, nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với các quy định tại đây. Đặc biệt, khu vực ke ga ở các ga trên cao và ngầm là nơi nhân viên thường xuyên phải di chuyển để nhắc nhở hành khách. Theo quy định đảm bảo an toàn, hành khách khi đợi tàu tại ke ga không được vượt qua vạch vàng. Tuy nhiên, do chưa quen với quy tắc này, nhiều hành khách đã vô tình vi phạm và được nhắc nhở liên tục.Khoảng 11 giờ 30, ngày 5.1, tại ga Ba Son, một trường hợp hành khách không hợp tác khi qua cổng kiểm soát đã xảy ra. Dù nhân viên nhà ga đã hướng dẫn cài đặt ứng dụng và đăng ký thẻ Mastercard để sử dụng, nhưng hành khách này vẫn từ chối thực hiện và cố tình xông qua cổng để xuống ke ga.Với những ngày đầu tuyến metro vận hành, một số hành khách còn mang thức ăn và ăn uống ngay trên tàu. Số khác chưa nắm rõ nội quy, khi đến ga mang theo thức ăn, nước uống đã phải cất hoặc bỏ lại sau khi được nhân viên nhắc nhở tại cổng kiểm soát. Tại ga Bến Thành, vào trưa 5.1, một số gia đình thậm chí còn ngồi tại sảnh nhà ga, bày biện đồ ăn như đang tổ chức dã ngoại.Anh Trịnh Văn Quân (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ rằng bản thân mới tiếp cận việc đi metro gần đây nên vẫn còn nhiều điều bỡ ngỡ. Từ các quy định đến cách di chuyển, anh chưa nắm rõ hoàn toàn và đôi lúc mắc lỗi, phải nhờ nhân viên hướng dẫn. Tuy nhiên, sau vài lần trải nghiệm, anh đã chú ý hơn và tuân thủ đúng các quy định.Theo anh Quân, việc xây dựng văn hóa metro, tạo thói quen đi lại văn minh và tôn trọng giao thông công cộng là điều rất cần thiết lúc này. Anh cho rằng việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần thời gian để người dân thích nghi. Cá nhân anh đề xuất rằng mỗi hành khách nên tự ý thức hơn khi đến ga, đồng thời đơn vị quản lý metro số 1 cần đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin rộng rãi đến người dân. Qua đó, dần hình thành một nếp sống văn minh trong giao thông công cộng, tương tự như cách mà xe buýt đã làm tại TP.HCM.Bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết từ khi vận hành chính thức, đã ghi nhận nhiều trường hợp hành khách thường xuyên vi phạm các quy định. Cụ thể như vi phạm quy định về cửa và vạch cảnh báo an toàn. Nguyên nhân hành khách đứng chặn cửa tàu để chờ người thân lên xuống, gây nguy hiểm. Nhiều hành khách chưa nắm rõ thời gian mở và đóng cửa tàu chỉ trong 30 giây, dẫn đến việc cố gắng lao ra khi cửa đang đóng. Hành khách mang đồ ăn, thức uống vào khu vực thu phí, không tuân thủ nội quy dù đã được nhắc nhở. Một số hành khách mang theo thú cưng trong ba lô nhưng lại thả ra khi lên ke ga, gây ảnh hưởng đến không gian chung. Hành khách sử dụng chân máy trong nhà ga và trên tàu, gây cản trở cho hành khách khác. Dù đã được giải thích về lý do cấm sử dụng để đảm bảo an toàn, hành khách mới hợp tác. Có trường hợp hành khách chồm ra ngoài cửa EWD (cửa chỉ để nhân viên nhà ga sử dụng trong tình huống khẩn cấp) để chụp hình, không tuân thủ nhắc nhở của nhân viên và tiếp tục di chuyển đến các vị trí khác để chụp ảnh. Có trường hợp cởi bỏ trang phục, thiếu thuần phong mỹ tục khi chụp ảnh. Số lượng nhân viên của nhà ga quá tải tập trung phục vụ hành khách, không đủ để nhanh chóng ngăn cản khi có tình huống này. Một số hành khách chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, như ngồi lên bồn cầu không đúng cách, làm nước bắn ra sàn, hoặc sử dụng nhà vệ sinh như phòng tắm cá nhân, gây ảnh hưởng đến người dùng sau. Một số gia đình có trẻ nhỏ để bé giải quyết không đúng chỗ thay vì đưa vào nhà vệ sinh, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung.Gặp các trường hợp vi phạm quy định, nhân viên nhà ga thường xuyên thực hiện các biện pháp nhắc nhở và giải thích nhẹ nhàng để hành khách hiểu và tuân thủ nội quy. Do mới vận hành, nhiều hành khách chưa quen với các quy định, nên nhân viên nhà ga chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích rõ ràng nhằm xây dựng văn hóa đi tàu an toàn và văn minh. Bà Tâm cho biết, từ ngày 6.1, đơn vị sẽ bố trí 2 nhân viên bảo vệ trên mỗi tàu để nhắc nhở hành khách, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi không đúng. Nhân viên nhà ga liên tục nhắc nhở, hướng dẫn hành khách từ khi vào ga cho đến khi lên tàu để họ nắm rõ các quy định. Ngoài ra, các tình nguyện viên có mặt trên tàu để hỗ trợ nhắc nhở, hướng dẫn hành khách, đảm bảo mọi người tuân thủ nội quy và tạo ra môi trường di chuyển an toàn, văn minh. "Chúng tôi đang dán thêm nhiều biển báo cấm như cấm hút thuốc, cấm ăn uống và các bảng nội quy quy định trên tàu để hành khách dễ dàng nhận biết và tuân thủ", bà Tâm chia sẻ.TP.HCM nắng nóng như đổ lửa, CSGT 'tuýt còi' tặng người đi đường nước suối, khăn lạnh
Sau AFF Cup 2024, giá trị chuyển nhượng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son tăng khoảng 100.000 euro lên mức 700.000 euro (khoảng 18,3 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt (Anh). Tuy nhiên, nếu trước đó (sau mùa giải 2023 - 2024), cầu thủ gốc Brazil này quyết định chia tay CLB Nam Định để chuyển sang một CLB ở Ả Rập Xê Út như đề nghị với mức phí được tiết lộ khoảng 2,9 triệu euro (hơn 75 tỉ đồng), anh đã có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á. Vì cầu thủ đắt giá nhất hiện nay là tiền vệ Jalil Elias (28 tuổi, người Argentina), đang được CLB Johor Darul Ta'zim cho Velez Sarsfield (Argentina) mượn 6 tháng, có giá trị khoảng 65 tỉ đồng (2,50 triệu euro), theo tờ New Straits Times.Xuân Son đã chọn ở lại CLB Nam Định, nhập quốc tịch và thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 để lên ngôi vô địch một cách xứng đáng, trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải và đoạt danh hiệu vua phá lưới.Đây là quyết định được xem thay đổi cuộc đời của Xuân Son. Giá trị chuyển nhượng của cầu thủ 27 tuổi này hiện định giá là 700.000 euro, nhưng anh đã được tưởng thưởng xứng đáng gấp hơn nhiều lần so với giá trị này, nhờ những nỗ lực của mình trên sân cỏ trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Theo tờ New Straits Times, hiện nay Xuân Son không nằm trong tốp 10 cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á, nhưng trong tương lai khi anh trở lại thi đấu sau chấn thương và tiếp tục chứng tỏ năng lực đỉnh cao của mình, giá trị sẽ tiếp cận mức 1 triệu euro. Với giá trị này, sẽ tương đương với các cầu thủ đang trong tốp 10 có giá trị cao của khu vực như Alvaro Gonzalez và Chico Geraldes (đều của CLB Johor Darul Ta'zim), cùng với Freddy Alvarez và Chanathip Songkrasin của CLB BG Pathum United (Thái Lan), tất cả đều được định giá 1 triệu euro (khoảng 26,2 tỉ đồng).Cầu thủ có giá trị cao hiện xếp thứ 2 trong khu vực là tiền đạo Bissoli của CLB Buriram United (Thái Lan). Chân sút người Brazil này được định giá 2 triệu euro (52,4 tỉ đồng), tiếp theo là Bart Ramselaar của Lion City Sailors (Singapore) với giá 1,6 triệu euro (41,9 tỉ đồng). 2 cầu thủ khác của Buriram United là tiền đạo Supachai Chaided (Thái Lan) và Lucas Crispim (Brazil) xếp lần lượt tiếp theo đều có mức giá 1,2 triệu euro (31,4 tỉ đồng)."Có một số yếu tố góp phần vào những định giá này, bao gồm tuổi tác cầu thủ, tiềm năng, tài năng, tình hình hợp đồng, bản quyền hình ảnh, kinh nghiệm quốc tế, hồ sơ chấn thương, sức mạnh tài chính của giải đấu và CLB, cũng như giá trị chung của giải đấu", ông Faidauz Azhar, một người đại diện cầu thủ có giấy phép chính thức của FIFA, cho biết.Cũng theo ông Faidauz Azhar, trong cuộc phỏng với tờ New Straits Times: "Dựa trên những giá trị của cầu thủ, đặc biệt nhóm tốp 10 cầu thủ có giá cao như hiện nay. Một số thống kê cho thấy, giải M-League của Malaysia đang xếp thứ 2 tại Đông Nam Á sau giải Thai League 1 của Thái Lan về tổng giá trị thị trường, trong 5 giải đấu lớn nhất của khu vực". Theo đó, tờ New Straits Times cho rằng, M-League hiện có giá trị là 8,4 triệu euro (hơn 220 tỉ đồng), trong khi giải đấu của Thái Lan dẫn đầu với 10,3 triệu euro (269,9 tỉ đồng). Tiếp theo là S-League của Singapore có giá trị 5,3 triệu euro (138,8 tỉ đồng), giải V-League của Việt Nam xếp thứ 4 với định giá 4,9 triệu euro (khoảng 128,3 tỉ đồng). Xếp thứ 5 là giải VĐQG của Indonesia có giá trị 4,4 triệu euro (115,2 tỉ đồng)."Mặc dù xếp thứ 2 khu vực, M-League lại là giải đấu có ít đội hơn, và cũng có rất ít trận đấu mang tính cạnh tranh cao. 90% các CLB có lợi tức đầu tư âm dựa trên chi tiêu hàng năm. Hầu hết các CLB tại đây cũng phụ thuộc vào nguồn tài trợ của nhà nước, nên chi tiêu bị hạn chế, vì phần lớn chỉ dùng để trả lương. Doanh thu bản quyền truyền hình cũng không cao. Tại Malaysia, giá trị giải đấu cao chỉ là nhờ vào duy nhất CLB Johor Darul Ta'zim có đầu tư cực lớn. Vì vậy, nếu so với V-League hay Thai League 1, thì rõ ràng đây là điều hoàn toàn khác biệt. M-League cho thấy sự không bền vững về mặt tài chính, sức hấp dẫn thấp và lượng khán giả cũng rất ít", ông Faidauz Azhar bày tỏ.
Bạn trẻ cần được trang bị tinh thần khởi nghiệp để tạo hệ sinh thái khởi nghiệp
Ngày 18.3, trao đổi với Thanh Niên, Phòng CSGT Công an TP.Đà Nẵng cho biết mức xử phạt đối với 11 tài xế vi phạm vượt đèn đỏ trong đoàn siêu xe vừa qua, căn cứ Nghị định 168.Trong đó, 8 tài xế điều khiển ô tô bị xử phạt 19 triệu đồng/người (khung xử phạt 18 – 20 triệu đồng), 3 tài xế điều khiển mô tô phân khối lớn bị xử phạt 5 triệu đồng/người (khung xử phạt 4 – 6 triệu đồng).Căn cứ khung xử phạt, mức xử phạt trên nằm ở trung bình khung, tiệm cận mức kịch khung, đồng thời mỗi tài xế bị trừ 4 điểm trên giấy phép lái xe.Giải thích việc không xử phạt mức kịch khung (20 triệu đồng đối với tài xế ô tô và 6 triệu đồng với tài xế mô tô), thượng tá Phan Văn Thương cho biết, việc xử phạt kịch khung theo quy định cần có các tình tiết tăng nặng để áp dụng, trong khi mức phạt tuy ở mức tiệm cận mức kịch khung, nhưng khoảng cách chênh lệch so với kịch khung không nhiều (1 triệu đồng), bởi theo Nghị định 168 đã có mức phạt tăng cao so với trước, nên mức phạt 19 triệu đồng/tài xế ô tô, 5 triệu đồng/tài xế mô tô đủ sức răn đe vi phạm.Lãnh đạo Phòng CSGT cũng cho biết thêm, bên cạnh đó, việc áp dụng mức trung bình khung đối với các tài xế đoàn siêu xe là phù hợp, bởi các tài xế có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Khi được mời làm việc, đại diện doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện, các tài xế đã hợp tác, không có biểu hiện chống đối, người vi phạm cầu thị, gửi lời xin lỗi đến cơ quan chức năng và người dân."Đối với vấn đề vi phạm giao thông của đoàn siêu xe có tính chất tổ chức và cố tình hay không, Phòng CSGT cũng đã làm rõ, trước khi diễn ra các hoạt động, trưởng đoàn, đơn vị tổ chức sự kiện đã họp đoàn, quán triệt toàn đoàn rất kỹ. Làm việc với CSGT, họ giải thích là doanh nghiệp lớn, sợ ảnh hưởng uy tín, trước đó đã có nhiều đơn vị khác bị sự cố tương tự nên đoàn yêu cầu tài xế lái xe thận trọng. Họ trình bày trong quá trình di chuyển, tài xế tập trung tay lái, không để ý, nên khi xe đầu tiên đi lố đèn đỏ, các xe theo sau không kiểm soát được, không chủ ý vượt đèn đỏ", lãnh đạo Phòng CSGT cho biết.Đối với giấy phép diễu hành đoàn siêu xe, theo Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, phía đơn vị tổ chức đã nộp đơn thực hiện các thủ tục trên lĩnh vực quảng cáo, thông báo diễu hành đoàn người phục vụ công tác quảng bá từ 16 đến 20.3 với khung giờ, tuyến đường đầy đủ. Trong quá trình lưu thông, việc vi phạm giao thông của đoàn siêu xe đã bị Phòng CSGT đã xử phạt.
Trên Reuters, các nhà phân tích bày tỏ nghi ngại khi cho rằng, các số liệu kinh tế vĩ mô ở Mỹ được công bố không đồng nhất. Với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu không thay đổi so với tuần trước, trong khi doanh số bán nhà lại giảm. Chính khả năng phục hồi của thị trường lao động Mỹ cùng với lạm phát tăng cao đã khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cho đến tháng 9. Nếu lãi suất thấp hơn sẽ giúp giảm chi phí đi vay và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng nhu cầu về dầu, nhưng các nhà phân tích nhìn nhận viễn cảnh này có thể chờ đến tháng 9.
Nhộn nhạo thị trường pháo dịp tết: Giáp mặt 'cò', đầu nậu
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".